NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI DÙNG KÍCH CÁ SẤU 3,5 TẤN 2 PISTON

Kích cá sấu là gì? Công dụng của kích cá sấu?
Kích cá sấu hay còn gọi là con đội cá sấu hay kích thuỷ lực là loại kích thủy lực được dùng chủ yếu trong ngành sửa chữa và làm lốp xe ô tô, xe du lịch. Thiết kế dạng nằm sát xuống sàn giúp các loại con đội cá sấu có chiều cao tối thiểu tốt, vì vậy có thể dễ dàng được luồn vào gầm xe con.

Kích cá sấu là thiết bị không thể thiếu của các garage, tiệm bơm vá lốp xe lớn nhỏ. Đây là một loại thiết bị hỗ trợ cho người thợ rất nhiều khi nâng những chi tiết mà sức người không thể nâng lên được.

Các loại kích đội cá sấu đều có thiết kế chung là thân dài (so với kích con đội đứng), và phần xi-lanh thủy lực khi ở trạng thái nâng sẽ ở tư thế tương đối vuông góc với thân.


Phân loại kích cá sấu (con đội cá sấu):

Phân loại theo chiều dài: kích thủy lực (kích cá sấu) có hai loại cơ bản là kích thân ngắn và kích thân dài.

Phân loại theo công suất: kích cá sấu có nhiều sức nâng: 2 tấn, 3 tấn, 3,5 tấn là các loại phổ biến nhất. Nhưng cũng có những loại kích cá sấu đặc biệt có sức nâng lên tới 30 tấn hoặc 50 tấn, thậm chí là 100 tấn.
 

Kích thủy lực, con đội cá sấu có ưu nhược điểm gì?

Kích thủy lực (kích cá sấu) có hai loại cơ bản là kích thân ngắn và kích thân dài. Cả hai loại này nếu nhìn thoáng qua có hình dạng giống như một con cá sấu đang há mõm. Loại kích này thường được dùng trong sữa chữa ô tô rất tiện lợi và gọn nhẹ giúp nâng lên và hạ xuống các chi tiết của xe một cách dễ dàng.

Đối với những kích thủy lực thẳng đứng một chiều có nhược điểm là thời gian nâng vật lên dài và rất tốn công sức và khả năng cân bằng thấp. Còn với kích thủy lực cá sấu khắc phục được hết nhược điểm trên do được thiết kế dựa trên nguyên tắc cánh tay đòn. Bởi vậy nên thời gian nâng cũng được rút ngắn, diện tích tiếp xúc lớn nên rất chắc chắn khi nâng kích. Ngoài ra, kích cá sấu còn đang trang bị thêm hệ thống bánh xe để dễ di chuyển đến vị trí cần thiết và có hệ thống khóa chốt để đảm bảo an toàn và dừng tay để đặt đúng vị trí.
 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của con đội

Về cơ bản kích, con đội thủy lực được cấu tạo bởi bốn bộ phận cơ bản là bình chất lỏng công tác, piston, van và khóa. Thiết bị hoạt động dựa vào lực được tạo ra do hoạt động nén áp suất ở 2 piston. Trong đó một piston bơm chuyền dầu qua 2 xi lanh.

Khi dầu đầy mở van hút trong bóng và hút dầu vào buồng bơm, piston số 2 sẽ được đẩy lên phía trước. Dầu di chuyển vào một van xả bên ngoài vào trong buồng xi lanh và van này sẽ tự động đóng và nén lại tạo thành lực áp xuất trong xi lanh. Chính áp suất này có tác dụng đẩy nâng vật nặng cao hơn.

Trước hết, chúng ta hãy hình dung về nguyên lý của một khẩu súng nước. Nếu chúng ta có thể bóp cò súng, nước sẽ chảy theo hướng ngược lại, nghĩa là chúng ta đã tạo ra một lực đẩy lớn. Nếu phóng đại khẩu súng nước lên nhiều lần, chúng ta có thể tạo ra một lực đủ lớn để nâng mọi thứ. Đây chính là cách hoạt động của kích thủy lực hay còn gọi là con đội thủy lực.

Kích con đội thủy lực hoạt động phụ thuộc vào lực tạo ra bởi áp lực và cơ chế hoạt động chỉ sử dụng bằng Piston.

·        Cơ chế đẩy lên: Khi Piston (2) dịch chuyển về phía dưới một đoạn L1, van một chiều (3) được đóng lại và chất lỏng trong bình công tắc 1 đi vào xilanh nâng qua van một chiều (4). Khi đó Piston (6) và vật tải F2 (ví dụ như ô tô) sẽ được nâng lên một đoạn L2.

·        Cơ chế hạ xuống: Khi Piston (2) dịch chuyển về phía trên, van một chiều (4) đóng lại và Sau đó Piston (2) hạ xuống một đoạn L2. Muốn hạ Piston kích thủy lực số (6) và vật tải F2 (ví dụ như ô tô) xuống, chúng ta cần phải hạ khóa (5) để nối thông xilanh và bình chứa.
 

Hướng dẫn cách sử dụng kích thủy lực, kích cá sấu an toàn

Vì là kích nâng ô tô thủy lực thuần túy, tức là rủi ro sự cố xảy ra là luôn có, người dùng kích cá sấu cần lưu ý thực hành mọi biện pháp an toàn khi vận hành kích như sau:

1.     Kiểm tra kích trước khi sử dụng. Nếu thấy có biểu hiện tụt hoặc nâng chậm thì phải xử lý ngay.

2.     Không được sử dụng con đội thủy lực đơn lẻ mà phải sử dụng cùng với sự hỗ trợ của mễ kê xe hay nhiều nơi còn gọi là ngựa kê xe, chân kê xe. Bởi vì khi nâng lên đến  1 độ cao nhất định kích phải giữ tải trọng trong một thời gian rất dài dẫn đến dầu, nhớt có thể bị chảy ra ngoài gây nguy hiểm.

3.     Kích thủy lực được phân theo từng tải trọng khác nhau nên không được nâng quá tải trọng cho phép.

4.     Không được đặt ở những nơi có bề mặt lồi lõm, kích chỉ hoạt động tốt nhất trên nền mặt phẳng.

5.     Không để kích nâng vật có tải trọng quá tải trong một thời gian dài sẽ dẫn đến sự cố đáng tiếc.

6.     Sau khi sử dụng cũng phải lau chùi thường xuyên để bụi bẩn không bám vào phần bầu hơi của thiết bị.